XNK MÁY CNC

Dedicated Service, Superior Value 

XNK MÁY CNC
Ngày đăng: 29/03/2024 01:03 AM

Máy móc CNC chủ yếu được các doanh nghiệp sản xuất và gia công tại các khu công nghiệp, nhóm công nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC cần những hồ sơ gì để đảm bảo đúng quy định, bạn muốn biết thuế nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu đang là thắc mắc của nhiều khác hàng. Do mặt hàng máy này  không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.

Tùy theo loại máy và phương thức hoạt động, mỗi loại máy cắt CNC sẽ được áp với mã HS Code khác nhau. Mặt hàng máy cắt CNC mới 100% chịu thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế nhập khẩu thông thường 5% và thuế VAT là 10%. Bên cạnh đó thuế nhập khẩu ưu đãi theo C/O Form E là 0%.

Doanh nghiệp bạn kinh doanh thiết bị hạng nặng? Doanh nghiệp bạn muốn nhập khẩu máy CNC từ Trung Quốc về kinh doanh? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu máy CNC về kinh doanh!

 

1. Thông tin sản phẩm
Tại các xưởng cơ khí hiện nay, CNC là loại máy được sử dụng vô cùng phổ biến. Loại máy móc này đang được ưa chuộng bởi có thể giúp giảm thiểu chi phí nhân công, tăng cường độ chính xác của sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng loạt. Dưới đây là một số thông tin về nguồn hàng máy CNC chất lượng, độ chính xác cao mà Simba muốn cung cấp tới nhà kinh doanh, doanh nghiệp:

2. Cơ sở pháp lý
Máy CNC không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu được ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Chính vì vậy, doanh nghiệp, đơn vị, nhà kinh doanh có thể nhập khẩu loại máy móc này về Việt Nam bình thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu máy CNC, doanh nghiệp cần lưu ý một số văn bản pháp lý sau:

 

3. HS code và thuế suất máy cắt CNC 
Mặt hàng máy cắt CNC có thể được xếp vào nhóm 8456. Trong đó nhóm 8456 dùng để chỉ các loại máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước. Tùy theo loại máy và phương thức hoạt động, mỗi loại máy cắt CNC sẽ được áp với mã HS Code khác nhau.

Ví dụ: Mã HS code của máy cắt CNC hoạt động bằng tia laser là 84561100
Mã HS code của máy cắt CNC hoạt động bằng phương pháp Plasma hồ quang là 84564090

Mặt hàng máy cắt CNC mới 100% chịu thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế nhập khẩu thông thường 5% và thuế VAT là 10%. Bên cạnh đó thuế nhập khẩu ưu đãi theo C/O Form E là 0%. 

 

4. Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC


Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC

Nếu mặt hàng máy cắt CNC là hàng mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý kiểm tra chuyên ngành và xin giấy phép nên doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục hải quan như thông thường.

Nếu mặt hàng này là máy cũ, doanh nghiệp phải áp dụng quyết định 18/2019.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy cắt CNC sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi bổ sung thay cho điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

4.1. Bộ hồ sơ hải quan của mặt hàng máy cắt CNC

4.2. Các bước làm thủ tục hải quan

Luồng xanh: Khi nhận được kết quả do Hải quan trả về là luồng xanh thì về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Luồng vàng: Nếu nhận được kết quả là luồng vàng, bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

Luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, bạn phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Bạn làm chuẩn bị bộ hồ sơ như hồ sơ luồng vàng và sẵn sàng để giải trình với cơ quan hải quan

Bước 4: Nộp thuế

Bước 5: Thông quan và lưu trữ hồ sơ


 

Quý Khách hàng hãy liên hệ để chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách trong thời gian sớm :

Holine: 0928 967 779  

Phone: 0964 924 267

– Website: vuonghoangminh.com 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline